6 câu hỏi thần thánh giúp bạn thay đổi tài chính cho năm mới.
6 câu hỏi thần thánh giúp bạn thay đổi tài chính cho năm mới.
Câu hỏi số 1. Mục Tiêu Tài Chính Của Bạn Năm Nay Là Gì?
Có thể năm ngoái bạn đã để dành tiền đi du lịch nước ngoài,
nhưng từ năm nay bạn muốn để dành tiền mua nhà. Nếu bạn đã
gần tuổi hưu thì bạn nên dành dụm nhiều hơn nữa.
Bạn cố gắng đưa ra những mục tiêu thật cụ thể. Ví dụ thay vì
chỉ nói “Tôi muốn để dành tiền”, bạn hãy có những cột mốc nhất
định như “Tôi muốn thêm 10 triệu vào quỹ khẩn cấp” để giúp
mình có động lực rõ ràng hơn và có kế hoạch dự tính ngân sách
cũng như cân đối chi tiêu cho phù hợp.
Câu Hỏi số 2. Bạn Dành ưu Tiên Cho Những Mục Tiêu Cá Nhân Nào Trong Năm?
Bạn phải nghĩ đến những mục tiêu sẽ có tác động lớn đến ngân
sách của bạn.
Bạn có muốn dành thời gian với bạn bè hay người thân nhiều
hơn? Nếu vậy bạn hãy thêm một phần “hào hứng” trong kế
hoạch tài chính của mình cho các hoạt động như ăn uống, xem
phim, và giải trí cuối tuần. Bạn có tham gia các hoạt động tình
nguyện hay đóng góp phần nào cho các tổ chức này? Nếu có thì
bạn hãy dành riêng ra khoản đóng góp dành cho các tổ chức từ
thiện này.
Khi nhắc tới tiền bạc, bạn hay dễ dàng rơi vào tình huống là
chỉ để các mục tiêu tài chính quyết định mức chi tiêu của bạn.
Cuộc sống của bạn có nhiều điều quý giá, do đó hãy cho phép
bản thân bạn quyết định dựa trên các ưu tiên cá nhân trong
cuộc sống của bạn. Bạn sẽ vui vẻ hơn, hài lòng hơn với chi tiêu
của mình và thực hiện kế hoạch bạn đã đặt ra một cách thoải
mái hơn.
Câu Hỏi số 3. Kế Hoạch Năm Trước Của Bạn Cần Khắc Phục Gì?
Năm mới hãy nhìn lại xem bạn đã thực hiện tốt và chưa tốt
những gì trong năm trước đó, kể cả những hạng mục mà bạn đã
chi tiêu ngoài ngân sách dự tính.
Bạn chỉ có thể cải thiện tình hình năm nay nếu như bạn biết
năm vừa qua mình đã chi vượt mức khoản nào. Bạn hãy dành
ra một ít thời gian để xem lại trong 12 tháng và xác định những
khoản nào không phù hợp. Từ đó bạn xem mình sẽ khắc phục
thế nào cho năm nay.
Bạn nên có một khoản dành riênh hàng tháng cho khoản tiền
tiết kiệm và tiền để dành về hưu. Bạn có thể cũng phải “thắt
lung buộc bụng” thêm chút nữa. Tóm lại là khi bạn biết vấn đề
ở chỗ nào thì bạn sẽ thực hiện dễ dàng hơn.
Câu Hỏi số 4. Những Khoản Chi Bắt Buộc Của Bạn Là Gì?
Sau khi xác định được mục tiêu, ưu tiên và điểm yếu trong kế
hoạch tài chính của mình, bạn hãy bắt đầu phân bổ ngân sách.
Những chi phí nào bạn bắt buộc phải chi tiêu hàng tháng: điện,
nước, internet, bảo hiểm, tiền trả góp...? Đây là những khoản
mà bạn phải đưa vào kế hoạch trước và phân bổ lại dựa trên
mức thu nhập của bạn. Phần tiền còn lại sau khi trừ các khoản
này là số tiền tối đa bạn có thể dùng cho những việc còn lại.
Câu Hỏi số 5. Bạn Có Thể Để Ra Mỗi Tháng Bao Nhiêu Tiền?
Bây giờ bạn đã biết mình còn lại bao nhiêu tiền sau khi trừ các
khoản chi phí bắt buộc, và bạn phải đề ra một khoản tiền để
dành riêng biệt. Số tiền này có thể bao gồm những mục tiêu dài
hạn của bạn, như để dành nghỉ hưu, hoặc ngắn hạn như chuyến
du lịch. Bạn xem mình muốn để dành cho những khoản nào
trong năm nay và sắp xếp theo thứ tự cần thiết của bạn.
Đối với những mục tiêu như tiền dành về hưu, bạn phải dành
riêng hẳn ra một khoản mỗi tháng. Những việc khác như du
lịch hoặc khoản chi nhiều tiền (mua xe cộ chẳng hạn) có thể
tiến hành tuần tự, ví dụ 3 tháng đầu năm bạn để dành tiền để
mua xe mới, sau đó hãy mua vật dụng nào khác hơn là mua
nhiều thứ cùng một lúc và bạn không còn khoản nào để dành
cho riêng mình.
Quản lý tài chính là cắt giảm chi tiêu, nhưng bạn phải xem bạn
hay chi quá đà trong những tình huống nào để biết mà hạn chế.
Có lúc nào bạn đã không kiểm soát được mình và không ngần
ngại rút thẻ tín dụng ra, ngay cả khi việc bạn mua là cần thiết (ví
dụ hàng đang khuyến mãi)? Bạn có xu hướng chạy theo khuyến
mãi sau khi nhìn thấy trên email? Nếu vậy thì đừng nhận email
của các thương hiệu. Bạn có mua sắm nhiều hơn khi đi cùng
bạn bè? Nếu có thì hãy xem những hoạt động nào gắn kết mọi
người ngoài việc mua sắm để bạn có thể bỏ thẻ tín dụng ở nhà.
Câu Hỏi số 6. Tài Chính Của Bạn Có Thể Dao Động Bao Nhiêu.
Bạn biết cách quản lý tài chính, bạn cũng đã biết cách cắt giảm
chi phí. Tuy nhiên nếu thu nhập ít ỏi, bạn có thể dễ dàng rơi vào
tình trạng “túng thiếu” và trở lại thói quen chi tiêu cũ.
Để tránh trường hợp này, bạn hãy xem mình nên “hy sinh”
những gì. Có thể bạn không ăn tiệm hay nhà hàng nhiều, nhưng
vẫn có thể tự thưởng cho mình một ly latte ngon lành mỗi tuần
một lần. Bạn có thể có niềm vui từ những khoản chi ít tiền để
đảm bảo kế hoạch của bạn luôn được tiến hành sát sao.
Cuối cùng, bạn cũng phải chuẩn bị tâm lý cho những khoản
chi tiêu bất ngờ xảy đến. Ví dụ như bạn đã sắp xếp đâu vào đấy
nhưng đột ngột xe bạn hư hỏng và bạn không có tiền sửa xe? Do
đó hãy dành thêm một ít cho các khoản này hàng tháng để bạn
vẫn có tiền chi tiêu khi việc không hay xảy đến.
Nếu bạn vẫn chưa có kế hoạch cụ thể thì hãy thực hiện ngay các
bước trên đây nhé. Năm mới là thời điểm hoàn hảo nhất để sắp
xếp và ổn định nguồn tài chính của bạn. Hãy trung thực với bản
thân và thực tế khi bạn đề ra kế hoạch năm mới và bạn sẽ có
nguồn tài chính vững vàng suốt năm.
Vì Sự Thành Công Của Bạn ,
Khóa Học Khởi Nghiệp Kinh Doanh Với Số Vốn 0 Đồng.
Lý Do Bạn Nên Học.
Kinh doanh Online đang là một xu thế và thực sự kinh doanh Online cũng là một công việc tay trái của rất nhiều người. Nhưng đa số những người kinh doanh online đang làm sai phương pháp và mới chỉ dừng lại ở việc rao vặt hoặc post bài facebook.
Để khởi sự kinh doanh online bài bản có doanh số tức thì, thừa hưởng được những giá trị về sau thì bạn cần phải có một người thầy kinh nghiệm để dẫn dắt từ Chiến lược, Hệ thống, Quy Trình và Công Cụ
Đến với khóa học KHỞI NGHIỆP KINH DOANH ONLINE VỚI 0 ĐỒNG bạn sẽ được hướng dẫn cách xây dựng một hệ thống kinh doanh tự động, biết cách tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời cũng lựa chọn cho mình những chiến lược hiệu quả để STARTUP Online thành công hơn.
Người giàu tin rằng khởi nghiệp là cách nhanh nhất để kiếm tiền
...trong khi người bình thường lại nghĩ khởi nghiệp thật rủi ro.
Sự thật là làm công ăn lương cũng chẳng hề an toàn hơn làm kinh doanh. Doanh nhân luôn có thể chủ động nắm bắt cơ hội và tăng lợi nhuận. Tất nhiên rủi ro là không thể tránh khỏi, nhưng điều đó không làm họ chùn bước.
Người giàu tin rằng họ giàu là vì hiểu biết nhiều
...trong khi người bình thường lại nghĩ người giàu là người thông minh.
Giàu có bằng khởi nghiệp,
Khởi nghiệp kinh doanh có khó không?
...khó với đa số, nhưng dễ nếu biết công thức và cách làm
Bạn Sẽ Học Được Gì?
HỌC VIÊN NẮM RÕ CÁC CHIẾN LƯỢC, HỆ THỐNG, CÔNG CỤ ĐỂ TẠO DỰNG MỘT HỆ THỐNG STARTUP ONLINE THÀNH CÔNG
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ONLINE
MÔ HÌNH KINH DOANH KHÔN NGOAN CỦA CÁC BẬT THẦY TRIỆU ĐÔ
TỰ TAY XÂY DỰNG WEBSITE THEO NỀN TẢNG GOOGLE ĐỂ STARTUP
TẠO 2 LIVE CHAT TỰ ĐỘNG VỚI V CHAT VÀ FACEBOOK CHAT
TÍCH HỢP THANH TOÁN TỰ ĐỘNG QUA NGÂN HÀNG
HIẾT KẾ FORM ĐỂ THU THẬP DATA KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN QUANG HỆ VÀ BÁN HÀNG TỰ ĐỘNG BẰNG EMAIL AUTO
CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ DO LƯỜNG VÀ LÀM SEO HIỆU QUẢ
Gía Gốc khóa học 700k nhưng giảm giá ngay hôm nay chỉ còn 149k (-75%) đã có 1559 người theo học còn bạn thì sao cơ hôi khởi nghiệp với số vốn 0 đồng tại đây.
HỌC VIÊN NẮM RÕ CÁC CHIẾN LƯỢC, HỆ THỐNG, CÔNG CỤ ĐỂ TẠO DỰNG MỘT HỆ THỐNG STARTUP ONLINE THÀNH CÔNG
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ONLINE
MÔ HÌNH KINH DOANH KHÔN NGOAN CỦA CÁC BẬT THẦY TRIỆU ĐÔ
TỰ TAY XÂY DỰNG WEBSITE THEO NỀN TẢNG GOOGLE ĐỂ STARTUP
TẠO 2 LIVE CHAT TỰ ĐỘNG VỚI V CHAT VÀ FACEBOOK CHAT
TÍCH HỢP THANH TOÁN TỰ ĐỘNG QUA NGÂN HÀNG
HIẾT KẾ FORM ĐỂ THU THẬP DATA KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN QUANG HỆ VÀ BÁN HÀNG TỰ ĐỘNG BẰNG EMAIL AUTO
CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ DO LƯỜNG VÀ LÀM SEO HIỆU QUẢ
Gía Gốc khóa học 700k nhưng giảm giá ngay hôm nay chỉ còn 149k (-75%) đã có 1559 người theo học còn bạn thì sao cơ hôi khởi nghiệp với số vốn 0 đồng tại đây.
6 câu hỏi thần thánh giúp bạn thay đổi tài chính cho năm mới.
Reviewed by Haurio
on
November 27, 2017
Rating: